Các bệnh thường gặp ở ếch

Ếch là động vật dễ nuôi, tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Tuy nhiên ếch là động vật nuôi rất dễ bị bệnh , mỗi khi bị bệnh ếch thường chết nhanh. Nếu bà con áp dụng kỹ thuật phòng và trị bệnh hiệu quả thì giảm được hao hụt và nâng cao sản lượng , tăng phần lợi nhuận cho bà con. Sau đây tôi sẽ trình bày các bệnh thường gặp ở ếch và cách phòng trị bệnh để bà con được biết.

các bệnh thường gặp ở ếch
các bệnh thường gặp ở ếch

I. Ếch bị bệnh đường ruột

Biểu hiện: Ếch bị bệnh đường ruột là căn bệnh thường gặp trên ếch nhất khi bà con chăn nuôi ếch. Nó gây thất thoát thường xuyên đến khi xuất bán. Các biểu hiện của ếch khi bị bệnh đường ruột ra phân lỏng, ếch bị chướng hơi sình bụng lên và chết. Một số con còn bị lồi cả ruột và chảy máu ra đường hậu môn.

ếch bị bệnh đường ruột
ếch bị bệnh đường ruột
bụng ếch sưng to
bụng ếch sưng to

Nguyên nhân : ếch bị bệnh đường ruột chủ yếu do nguồn thức ăn kém chất lượng và nguồn nước bị ôi nhiễm. Bà con không bổ sung men sống cho ếch khi ăn. Khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh ếch cũng hay bị bệnh này.

Cách điều trị : để phòng trị ếch bị bệnh đường ruột bà con nên cho ếch ăn các loại thức ăn chất lượng tốt với độ đạm từ 28 đến 35 %. Định kỳ cho ếch ăn men tiêu hoá cứ 2 ngày 1 lần. Đảm bảo nguồn nước cho ếch sạch sẽ. Khi ếch bị biểu hiện chết nhiều do bị bệnh tiêu hoá bà con nên mua berberin dạng viên sau đó nghiền nhỏ hoà vào nước trộn vào thức ăn cho ếch ăn với tỷ lệ 4 viên thuốc / kg thức ăn. Khi thời tiết chuyển lạnh thì bà con nên giảm lượng thức ăn cho ếch xuống 50%

II. Bệnh mù mắt ở ếch

Bệnh mù mắt ở ếch là một trong các bệnh thường gặp trên ếch. Là bệnh rất nguy hiểm và không thể chữa được ở ếch. Bà con chỉ phòng bệnh và dùng thuốc khi những con chưa bị bệnh. Bệnh này của ếch bị nhiều khi ếch ở giai đoạn 50 con/ kg.

ếch bị bệnh mù mắt
ếch bị bệnh mù mắt
quan sát kỹ mắt của ếch bị bệnh
quan sát kỹ mắt của ếch bị bệnh

Biểu hiện : ếch đột ngột bỏ ăn  và ếch dồn vào các gốc lồng hay bể nuôi. Mắt ếch chuyển màu trắng đục, ban đầu nhẹ thì ếch bị một bên mắt. Sau đó bị cả 2 mắt dẫn tới ếch bị mù và không ăn được, sau đó dẫn đến chết.

Nguyên nhân: bệnh do liên cầu khuẩn streptococcut ký sinh sẵn trên các động vật thuỷ sản nói chung và ếch nói riêng. Khi ếch khoẻ mạnh thì bệnh không phát tác, nhưng khi ếch yếu do các yếu tố như nhiệt độ giảm. Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, sương muối, mưa lâu ngày, nước ôi nhiễm…

Cách điều trị : để điều trị khi ếch đã bị bệnh mù mắt thì không thể vì ếch mù mắt nên không thể cho ăn thuốc được. Những con bị mù mắt thì bà con nên nhặt bỏ ra ngoài. Những con chưa bị thì bà con dùng thuốc doxycilin 10g/kg thức ăn. Bà con cho ăn vào buổi sang, dùng liên tục 10 ngày, buổi chiều bà con dùng vitamin C. Bà con dùng sát khuẩn ODINE, thuốc tím cho ao bể để diệt khuẩn. Những ngày mua hay sương muối thì bà con nên che không cho nước mưa hay sương muối lọt vào bể nuôi.

Đối với bà con miền Bắc hay miền trung thì bà con không nên nuôi quá sớm, tốt nhất vào tháng 4 âm lịch thời tiết chuyển nắng ấm ổn định mới bắt đầu vào giống, bà con cũng không nên nuôi trái vụ, vì lúc đó thới tiết thường không ổn định hay mưa, sương muối.

III. ếch bị bệnh đỏ chân

bệnh đỏ chân ở ếch chủ yếu thường xuất hiện lúc nguồn nước ôi nhiễm lâu ngày hay thời tiết chuyển mưa lạnh. Bệnh đỏ đùi xuất hiện mọi kích cỡ của ếch từ nhỏ đến lớn.

Dấu hiệu : ếch bị đỏ chân lấm chẩm giữa hai đùi. Khi mổ ra thì ếch xuất huyết máu ở ổ bụng, thịt ếch màu đỏ bầm. Với những con ếch trưởng thành thì có dấu hiệu sưng đùi lên màu đỏ, sau đó bị mưng mủ và dẫn tới ếch chết.

ếch bị xuất huyết đỏ đùi
ếch bị xuất huyết đỏ đùi

Nguyên nhân : Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas hydrophila chủ yếu gây ra khi môi trường nước bị ôi nhiễm. Ếch ủ bệnh thời gian khoảng 1 tuần rồi sau đó phát bệnh dẫn đến chết hàng loạt.

Cách điều trị : bà con nên giữ gìn vệ sinh nguồn nước , lồng nuôi, bể nuôi sạch sẽ. Thường xuyên cho ếch ăn thêm các loại men sống hay vitamin C để ếch tăng sức đề kháng. Khi ếch bị bệnh bà con dùng thuốc amoxcin , liều dùng 10g/ kg thức ăn. Bà con hoà vào nước sau đó trộn vào cám cho ếch ăn 7 đến 10 ngày liên tục.

IV. Ếch bị bệnh tích nước ở da

Bệnh tích nước hay còn gọi là bệnh phồng nước ở ếch. Triệu chứng là ở da ếch bị phồng lên bên trong da ếch chứa nhiều nước. Nguyên nhân chủ yếu do ếch khó tiêu hoá hay bà con cho ếch ăn cám độ đạm cao mà không bổ sung thêm men sống để ếch chuyển hoá thức ăn tốt, dẫn đến ếch bị bệnh. Nguyên nhân thứ 2 là ếch bị gan thận tích nước.

ếch bị tích nước
ếch bị tích nước

Cách trị bệnh này cũng khá đơn giản. Bà con nên giảm 50% lượng thức ăn và bổ sung các men tiêu hoá cho ếch hằng ngày. Khi nhiệt độ thấp thì bà con không nên cho ếch ăn quá nhiều.

V. Ếch bị bệnh ghẻ

Biểu hiện: ếch bị lở loét phần miệng và các phần bên ngoài da như ở lưng, đùi.. Bệnh thường phát triển lúc nguồn nước quá bẩn và thời tiết lạnh, hàm lượng axit trong nước cao.

ếch bị bệnh ghẻ lở
ếch bị bệnh ghẻ lở

Cách trị bệnh : bà con vệ sinh ao bể thường xuyên sạch sẽ. Tắm cho ếch bằng thuốc tím để sát khuẩn khi ếch bị bệnh. Ta cho ếch ăn cám có hàm lượng đạm cao từ 30 đến 35 %. Sau mưa bà con nên thay nước bể sạch sẽ, đối với những hộ nuôi ếch ở lồng lưới bà con nên tạt vôi vào ao để cân bằng độ p/h trong ao nuôi.

VI. Kết luận

Trên là những tổng quan về các bệnh thường gặp ở ếch. Để ếch ít bị bệnh thì bà con chủ yếu dùng biện pháp phòng tránh như : giữ gìn vệ sinh nguồn nước sạch sẽ, giá thể phải bằng với mặt nước, cho ếch ăn cám độ đạm từ 28 đến 30 %. Bà con nên nuôi đúng mùa vụ chính của ếch để thuận lợi về thời tiết. Đối với miền trung và miền bắc từ tháng 4 âm lịch đến tháng 8 âm lịch. Thường xuyên cho ếch ăn bổ sung thêm các loại men tiêu hoá , men vi sinh, vitamin C. Ngoài ra bà con nên mua giống ở những nơi uy tín, lâu năm. bà con có thể tìm hiểu thêm các loại thuốc trị bệnh cho ếch nhé.

Hiện trại chúng tôi chuyên sản xuất ếch giống và phân phối khắp miền bắc và miền trung, tây nguyên, với chất lượng con giống đảm bảo và tư vấn kỹ thuật nuôi đầy đủ, đến với trại giống chúng tôi bà con sẽ được tư vấn kỹ thuật chu đáo tận tình. Bà con mua giống xin liên hệ 0908650297 . gặp Nguyên. Cảm ơn quý bà con, chúc bà con nhiều sức khoẻ.

SĐT: 0394226990 ( Quang Nguyên )

Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongQuangNguyen

xem thên: Kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status