Các bệnh thường gặp ở cá trắm – cách phòng và trị bệnh

Cá trắm được xếp loại vào họ nhà cá chép có kích thước lớn và sống rất lâu. Hiện nay, cá trắm là một trong những loại hải sản nước ngọt hàng đầu được lựa chọn để nuôi trồng. Tuy nhiên trong quá trình nuôi trồng cần nắm rõ các bệnh thường gặp ở cá trắm để phòng tránh hay biện pháp xử lý kịp thời. Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về các bệnh thường gặp ở cá trắm nhé.

Các bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ

Cũng giống với các dòng cá trắm khác, bệnh ở cá trắm cỏ rất đa dạng như: cá trắm bị đen đầu, bệnh nấm mang ở cá trắm cỏ, bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ, bệnh thối mang ở cá trắm cỏ…Những căn bệnh này đều có thể làm cá trắm cỏ bị chết. Vì vậy cần biết cách phòng bệnh cá trắm cỏ sao cho phù hợp. Dưới đây là các bệnh thường gặp ở cá trắm cỏ cùng biện pháp phòng ngừa điều trị phù hợp.

  • Cá trắm cỏ bị đen đầu

Đây là một loại bệnh rất dễ mắc phải trên cá trắm cỏ với tỷ lệ cao. Bệnh đen đầu ở cá trắm cỏ thường biểu hiện cụ thể như đen đầu, đen mình hay nổi lờ đờ trên mặt nước vài hôm mới chết. Loại bệnh này do một trong hai con vi khuẩn Aeromonas spp và virus Rotavirus gây ra.

Khi quan sát biểu hiện của bệnh cần chú ý đến tình trạng bên ngoài như đốm đỏ, bong vảy…Ngoài ra cũng có thể quan sát thêm về cơ quan nội tạng như gan và ruột. Đây là hai bộ phận liên kết chặt chẽ với hệ miễn dịch của cá. Dựa vào biểu hiện gan cá có thể biết được nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu gan chỉ tụ huyết không bị hoại tử hay sưng thì tác nhân gây bệnh là virus. Còn nếu gan có dấu hiệu sưng, hoại tử thì nguyên nhân chính do vi khuẩn.

Biện pháp để phòng ngừa bệnh đầu đen ở cá trắm cỏ là cải tạo ao định kỳ. Sát khuẩn ao nuôi bằng dung dịch Iodine, FBK. Sau đó có thể sử dụng thêm NB25, Nitrogen hay Aqua để tái tạo lại vi sinh vật. Trong quá trình nuôi nên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cá.

Cách xử lý khi cá bị bệnh là phân chia cá bị bệnh và chữa bệnh. Sau đó sử dụng Iodine, FBK để diệt khuẩn. Đối với cá bị bệnh cho ăn thuốc AMCOCIP, DOFI, CFD, RIFATO, NORLOX 40. Liều lượng tương ứng đối với cá giống là 3 – 5g/1kg thức ăn, chia thành 2 bữa/ngày. Đối với cá thịt 4g/1kg thức ăn cũng chia làm 2 bữa trong 1 ngày.

cá trắm cỏ bị đen đầu
cá trắm cỏ bị đen đầu
  • Bệnh nấm mang ở cá trắm cỏ

Cá trắm cỏ bị nấm mang thường các tơ mang  bị sưng to, dịch tiết làm mang bết dính lại với nhau. Do vậy hoạt động của bộ phận mang bị cản trở làm hô hấp trở nên khó khăn hơn. Cá trắm bị bệnh này thường tập trung ở những khu vực có dòng nước chảy, nổi đầu trên mặt nước và bỏ ăn. Loại bệnh này thường phát triển rất nhanh làm cá chết hàng loạt.

Biện pháp phòng ngừa cần tháo cạn nước ao, diệt khuẩn bằng vôi và phơi đáy ao trong khoảng 1 tuần trước khi nuôi mới. Đồng thời bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất và thuốc kháng sinh để tăng cường đề kháng cho cá. Thông thường khoảng 2 tuần dùng kháng sinh một lần và cho ăn liên tục trong 3 ngày. Nếu cá đã mắc bệnh cần tiến hành điều trị bằng nâng pH của nước ao lên 8.5 – 9. Cho cá ăn lượng vừa phải để tránh thức ăn thừa làm bẩn ao. Sử dụng VIPRIO STOP 1kg hòa tan với 50 lít nước và tạt đều khắp ao. Liều lượng sử dụng là 1kg thuốc tương ứng với 3.000m3 và tần suất là 5 ngày/lần.Với phương pháp điều trị này khoảng sau 10 – 15 ngày cá sẽ khỏi bệnh.

cá trắm bị bệnh nấm mang
cá trắm bị bệnh nấm mang
  • Cá trắm cỏ bị xuất huyết

Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus từ cá chết trong nước hay động vật thủy sinh mang virus như ếch, ốc, động vật phù du…Ngoài ra cũng có thể do nguồn nước bị nhiễm virus nhưng không được tiêu độc. Các thực vật sống trong ao cũng có thể mang virus gây bệnh cho cá. Biểu hiện bệnh lý ở cá bị xuất huyết đó là da màu tối sẫm, mắt cá lồi, xuất huyết, mang nhợt nhạt và các gốc vây hay bụng đều có tình trạng xuất huyết. Loại bệnh này thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.

Bệnh pháp phòng ngừa bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ như tắm cho cá bằng muối ăn, thuốc tím, CuSO4 hoặc Methylen…Mỗi loại sẽ có thời gian và nồng độ tắm phù hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó các biện pháp phòng ngừa, cách điều trị bệnh xuất huyết này ở cá trắm cụ thể như sau: sử dụng kháng sinh trộn vào thức ăn để giúp cá trị bệnh như Rifato, norflox-40, amcocin, dofi,  oxytetra 3g + VitaminC. Liều lượng sử dụng 4g/kg cá/ngày. Cho ăn liên tục từ 5 – 10 ngày. Bên cạnh đó cũng có thể cho cá ăn rau sam được rửa sạch liên tục trong một tuần. Cuối cùng kết hợp men tiêu hóa trong 7 – 10 ngày để ổn định đường ruột và cho ăn vitamin C trong một tháng.

cá trắm cỏ bị xuất huyết
cá trắm cỏ bị xuất huyết
  • Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ

Loại bệnh này làm cho cá trắm bị bong tróc vảy, da cá có màu tối sẫm đặc biệt da mất nhớt, phần hậu môn bị viêm đỏ và lồi ra. Bên cạnh đó còn có các biểu hiện khác như xuất huyết trên thân. Các gốc vây có điểm đỏ ăn sâu vào cơ thịt. Không những thế, thành ruột bị xuất huyết, một số chỗ bị hoại tử, xoang ruột có mùi hôi thối, nhiều chất nhầy. Bệnh này thường gặp nhất ở cá trắm cỏ vào mùa thu và mùa xuân.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm đỏ cho cá trắm là tẩy dọn ao hồ định kỳ. Sử dụng vôi diệt khuẩn, phơi đáy ao 5 – 7 ngày. Bên cạnh đó còn tăng cường khâu chăm sóc, quản lý, cho cá ăn thức ăn đủ chất phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra, mật độ nuôi và tỷ lệ ghép phù hợp cũng rất quan trọng.

  • Bệnh trùng  mỏ neo

Bệnh trùng mỏ neo vô cùng nguy hiểm cho cá trắm cỏ, vì bệnh xuất hiện quanh năm. Hơn thế nữa, đối với loại bệnh này tỷ lệ cá trắm cỏ mắc bệnh rất cao. Mặc dù là vậy, nhưng bệnh trùng mỏ neo là bệnh ngoài da cho nên bà con vẫn có thể nhận biết được.

Để có thể biến cá có nhiễm bệnh hay không bà con có thể quan sát một số đặc điểm ngoài da của cá. Điển hình như, trên da, vây hay vảy của cá trắm cỏ xuất hiện những vết thương chảy máu. Sở dĩ cá bị như vậy là do trùng mỏ neo gây bệnh có tên là Lernaea. Ngoài ra, ba con quan sát thấy khi cá mắc bệnh sẽ bơi chậm, mất thăng bằng. Nếu trùng mỏ neo ký sinh vào khoang miệng của cá trắm cỏ sẽ khiến miệng cá bị sưng to. Điều này dẫn đến việc cá không ăn được, sụt cân, dẫn đến tử vọng.

Cách để điều trị bệnh này, bà con cần đảm bảo nguồn nước trong ao luôn luôn sạch sẽ. Để tiêu diệt trùng mỏ neo bà con dùng thuốc DOPA KILL. Khi dùng thuốc bà con cần lưu ý sử dụng liều lượng phù hợp với kích thước và trọng lượng của cá. Nếu hiện tại ao nuôi của bà con đang nuôi cá trắm cỏ giống thì nên dùng liều lượng 250ml cho 15.000m3. Bà con dùng 2 lần mỗi lần phải cách nhau 2-3 ngày. Đối với trường hợp cá trắm cỏ trưởng thành, nền dùng 250ml cho 10.000m3  cho 2 lần , 1 lần dùng cách nhau 2-3 ngày.

  • Bệnh trùng bánh xe

Khi cá trắm cỏ mắc bệnh trùng bánh xe thường bị ngạt thở, dẫn đến tử vong. Nguyên nhân cá ngạt thở là do các tơ mang của cá bị trùng bánh xe bám vào. Lâu dần các tơ mang của cá trắm cỏ bị phá vỡ, làm cá khó hô hấp, ngạt thở đến chết. Vào thời điểm nhiệt độ khoảng 20-30 độ C, trùng bánh xe phát triển vào sinh sản rất nhanh. Chính vì vậy, khi đến mùa xuân, đầu hạ và mùa thu, đặc biệt đối với các tỉnh miền bắc, lời thời điểm cá dễ mắc bệnh nhất.

Để hạn chế cá mắc bệnh này bà con cần phải vệ sinh ao hồ thường xuyên, khử trùng ao nuôi bằng vôi sống. Bà con cần chủ động kiểm tra các thông số môi trường nước để đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho cá. Hơn thế nữa, môi trường sống sạch, thoáng mát cũng góp phần ngăn chặn bệnh này. Để có thể phát hiện sớm nếu các mắc phải bệnh trùng bánh xe. Bà con nên thả cá với mật độ vừa phải. Nếu các mắc bệnh này, bà con nên dùng nước muối nồng độ 2-3% hoặc dùng dung dịch CuSO4 nồng độ 3-5 ppm. Khi dùng 2 dung dịch trên, bà con có thể tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp. 

 Các bệnh thường gặp ở cá trắm đen

  • Viêm ruột xuất huyết

Viêm ruột xuất huyết ở cá trắm đen nguyên nhân là do cá ăn phải thức ăn kém chất lượng. Điều này làm cá nhiễm khuẩn dẫn đến viêm và xuất huyết ở đường ruột. Trong trường hợp này cần dừng ngay thức ăn, kiểm tra thức ăn và tránh cho cá ăn thừa thức ăn. Sau đó sử dụng kháng sinh Enrofloxacin trong 5 ngày liên tục trộn kèm với thức ăn chất lượng với liều lượng 30 – 50mg/kg cá/ngày. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thuốc Fish Health cho ăn 5 ngày liên tục với liều lượng 1g/kg cá/ngày. Đồng thời bổ sung thêm vitamin C cho cá với liều lượng 1g/kg thức ăn.

  • Bệnh đốm đỏ trên cá Trắm đen

Loại bệnh này tương tự với đốm đỏ trên cá trắm cỏ. Biểu hiện bệnh là tình trạng tuột vảy, xuất huyết gốc vây, lỗ hậu môn. Cá bơi lờ đờ và chuyển dần sang màu tối. Nguyên nhân chủ yếu do quá trình đánh bắt, vận chuyển cá bị xây xát làm vi khuẩn tấn công gây bệnh. Cách xử lý tương tự với bệnh viêm ruột xuất huyết.

bệnh đốm đỏ ở cá trắm đen
bệnh đốm đỏ ở cá trắm đen
  • Bệnh ngạt do thiếu khí

Cá trắm đen rất nhạy cảm với việc thay đổi thời tiết. Mỗi lần thay đổi thời tiết cá sẽ giảm ăn, thiếu khí và khí độc nhiều làm cá chết ngạt. Khi nuôi cá trắm đen cần lưu ý xử lý môi trường ao nuôi thường xuyên bằng chế phẩm sinh học, cung cấp oxy và nước sạch kịp thời.

Với những thông tin trên về các bệnh thường gặp ở cá trắm, rất hy vọng bà con nắm rõ và áp dụng thành công trên mô hình nuôi trồng của mình. Đây là những thông tin mang tính chất tham khảo, chi tiết hơn vui lòng liên hệ cho chúng tôi.

SĐT: 0394226990

Fanpage: https://www.facebook.com/traicagiongQuangNguyen

Website: https://traicagiong.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *